logo

THƯƠNG HIỆU THIẾT BỊ Y TẾ - VIỆN Y TẾ

" Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là sứ mệnh của thương hiệu "
vienyte.vn@gmail.com
Tổng đài tư vấn: 1900 4601

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm ?

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm ?

Chỉ số đường huyết được xem là thước đo chuẩn cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Căn cứ vào mức đường huyết, bác sĩ có thể kết luận được bệnh nhân có phải bị tiểu đường hay không.

Việc kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên sẽ giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao. Vậy chỉ số đường huyết tăng cao bao nhiêu thì gây ảnh hưởng đến tính mạng? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

duong-huyet-bao-nhieu-thi-nguy-hiem

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, những người mắc bệnh tiểu đường thường có tỉ lệ tử vong cao bởi không kiểm soát được lượng đường huyết trong máu. Với những bệnh nhân tiểu đường, chỉ số đường huyết sẽ cho thấy được tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào.

 

 

 

Đường huyết tăng cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Khi bị bệnh tiểu đường cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chung sống với căn bệnh này cả đời. Việc kiểm soát đường huyết trong máu bằng máy kiểm tra tiểu đường là hết sức quan trọng. Thông qua các chỉ số hiển thị ở máy, người bệnh có thể thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý để luôn duy trì mức đường huyết ở chỉ số lý tưởng. Dưới đây là các chỉ số đường huyết cụ thể được các chuyên gia sức khỏe xác định, để biết được người bệnh có bị tiểu đường hay không và mức độ nào được xem là nguy hiểm đến tính mạng của con người.

+ Đường huyết thấp: Dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l)

+ Đường huyết bình thường (khi đói): Từ 70 mg/dl tới dưới 130 mg/dl (4,0 ->7,2mmol/l)

+ Đường huyết chấp nhận được (khi no- 2 tiếng sau ăn): Từ 130 mg/dl -> 180 mg/dl (7,2 ->10 mmol/l)

+ Đường huyết mức nguy hiểm: Từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên.

 

 

duong-huyet-cao-bao-nhieu-thi-nguy-hiem-vienyte-vn

 

– Nếu khi bạn đo đường huyết lúc đói (được tính khi bạn nhịn đói trước đó ít nhất 8h và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần) mà lượng đường máu đo được từ 126mg/dl trở lên (tương đương với 7.0 trở lên) thì được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói.

– Nếu đường huyết lúc đói từ 110 (6.1) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl (7.0mmol/l) gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường.

Ứng với từng trường hợp kể trên thì 40% bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.

Ngược lại, nếu bạn đo với điều kiện kể trên mà lượng đường dưới 6.1 thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không đạt đúng điều kiện bạn cần phải đo lại. Khi đo trên khoảng 6.1 nhất thiết phải đo lại lần 2, sau 1 tuần để xác định đúng bệnh. Nếu lần sau đo mà dưới 6.1 thì bạn nên đo lại sau một tháng. Đồng thời tiến hành xét nghiệm HbA1C, rồi đem kết quả đến gặp bác sĩ tư vấn.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, chỉ số đường huyết an toàn cho từng thời điểm là:

  • Trước bữa ăn 5,0 – 7,2mmol/l,
  • Sau ăn 2 giờ < 10mmol/l,
  • Trước lúc đi ngủ là 6.0 – 8,3mmol/l.

Với từng lứa tuổi, từng giai đoạn bệnh, mức độ biến chứng,… mà mức độ đường huyết an toàn của mỗi người khác nhau nhưng dao động không nhiều.

Như vậy, với chỉ số đường huyết từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên được xem là mức nguy hiểm, ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như tính mạng của bệnh nhân. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh nên hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như thực hiện nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh, khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn nằm trong trường hợp tiền đái tháo đường hay đã bị đái tháo đường trong khi kiểm tra tại nhà hoặc xét nghiệm tại bệnh viện thì bạn cũng đừng quá bi quan. Với căn bệnh tiểu đường, một lối sống lạc quan, vui vẻ sẽ là phương thức hữu hiệu để nhằm tránh các biến chứng và giữ được mức độ đường huyết lý tưởng. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên tiến hành thăm khám, kiểm tra chỉ số đường huyết để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất

Bài viết liên quan:
Câu Hỏi: Giường Y Tế, Giường Bệnh Nhân Đa Năng MEDI-PROCARE Có Thể Điều Chỉnh
CÂU HỎI: Giường y tế đa năng, tại nhà MEDI-PROCARE có phù hợp cho người
Giường Bệnh Nhân Đa Năng MEDI-PROCARE Nào Tốt Cho Người Sau Phẫu Thuật? Chuyên Gia
CÂU HỎI: Giường y tế, giường bệnh nhân đa năng MEDI-PROCARE nào phù hợp cho
CÂU HỎI: Giường y tế, giường bệnh nhân đa năng MEDI-PROCARE có phù hợp cho

Đánh giá
Quản Trị Viên
Không có bình luận

Gửi bình luận

Bình luận

*









YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN
+
Gửi số điện thoại
.
.
.
.
Gọi ngay
Địa điểm